Trải qua hơn 4 thế kỷ, phố cổ Hội An vẩn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc cổ xưa. Mặc dù có nhiều di tích, thắng cảnh say đắm lòng người. Nhưng để lại ấn tượng nhất vẩn là Chùa Cầu Hội An với nét kiến trúc độc, lạ. Chùa Cầu được xem như là biểu tượng cũng như linh hồn phố Hội. Cùng hoiantrip.org đi tìm hiểu về nét độc đáo của Chùa Cầu Hội An – biểu tượng văn hóa phố cổ nhé.
Tìm hiểu nhiều hơn về: giới thiệu làng rau trà quế – làng gốm thanh hà – nhà cổ tấn ký ở hội an
1. VỊ TRÍ CHÙA CẦU HỘI AN
Chùa Cầu hiện nay nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Cầu bắt ngang qua một lách nước nhỏ rộng gần 10m chạy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu Hội An còn được gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều với kiến trúc độc đáo. Chùa cầu gồm 2 cái thể kiến trúc tưởng chừng không liên quan đến nhau là cầu và chùa. Nhưng lại được kết hợp lại với nhau một cách tinh tế.
2. NÉT ĐẸP LỊCH SỬ QUA CÂU CHUYỆN CHÙA CẦU HỘI AN
Tương truyền rằng, những người Nhật đầu tiên sinh sống gần khu vực Chùa Cầu thường xuyên nhìn thấy trên sống lưng con thủy quái Namazu (người Việt ta gọi là con Cù, người Hoa gọi là Câu Long) trên mặt sông. Theo thần thoại Nhật Bản thì con Namazu là một con cá trê khổng lồ. Mỗi khi di chuyển, đuôi của nó quẩy mạnh khiến cho mạch đất rung chuyển. Chỉ có thần Kashima – thần của sấm sét và kiếm đạo, mới có thể mới có thể chế ngự con thủy quái khổng lồ này. Tuy nhiên, đôi khi thần Kashima mệt mỏi hay phân tâm thì Namazu lại có cơ hội quẩy mình khiến cho động đất, núi lữa phun trào.
Cả ba công đồng người Việt, Nhật, Hoa đều cho rằng Namazu có đầu ở Nhật Bản, đuôi ở tận Ấn Độ và lưng vắt qua khe nước ở Hội An. Để người dân sinh sống tại Hội An được bình yên làm ăn buôn bán. Với kinh nghiệm của mình, người Nhật đã xây dựng một chiếc cầu với hình dáng như một thanh kiếm đâm xuống sống lưng của Namazu. Ở hai đầu cầu, người ta thờ thần khỉ và chó để khống chế thủy quái Namazu.
Đến năm 1633, Nhật Hoàng ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài. Những người Nhật kiều đang sinh sống ở nước ngoài buộn phải hồi hường. Phố Nhật Bản tại Hội An suy tàn và được người Việt cai quản.
Năm 1644, Trung Hoa loạn lạc, nhà Minh thất thế. Những người theo nhà Minh rời khỏi Trung Hoa đi một chặng đường dài đến Hội An sinh sống. Tạo nên làng Minh Hương tại cảng thị Hội An. Giống như người Nhật, người Minh Hương cho rằng dưới chân cầu là hàng ổ của Câu Long. Họ lập một ngôi chùa nhỏ sát cây cầu để thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ để khống chế Câu Long. Cái tên cầu Nhật Bản dần quên đi và thay bằng tên Chùa Cầu cho đến ngày hôm nay. Ngoài ra, năm 1719 chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An đã đặt tên cầu là Lai Viễn Cầu với ý nghĩa là “cầu đón khách phương xa”.
3. NÉT ĐẸP KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA CHÙA CẦU HỘI AN
Chùa Cầu là di tích có lối kiến trúc đặc biệt tại Hội An. Trên cửa chính của cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ “Lai Viễn Cầu”. Cầu dài 18m, vắt cọng qua lạch nhỏ của sông Thu Bồn. Chùa Cầu có mái che lợp ngói âm dương phủ kín cả cây cầu.
Kết cấu của cầu được thiết kế công phu và tỉ mỉ gồm 7 gian với 5 gian trên mặt nước và 2 gian còn lại nằm ở hai đầu trên bở phía tây và đông, được thiết kế như một cổng dẫn. Chùa và Cầu đều được làm bằng gỗ sơn son chạm trỗ. Mặt chùa quay về phía sông. Hai đầu cầu đều có tượng gỗ đứng chầu, một là tượng chó(Linh Cẩu) và một là tượng khỉ(Thần Hầu). Phía trước tượng đều có bát nhang. Ở hai bên đầu cầu nơi Thần Hầu và Linh Cẩu còn được khắc những dòng chữ hán. Phía đông là: Thiên cẩu song tinh an cấn thổ, Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân. Phía tây là: Ngoạn nguyệt khách du châu vĩ điện, Khán hoa nhân đáo mã đề lôi.
Bên trong chùa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Vũ – vị thần bảo hộ và ban niềm vui, hạnh phúc cho người dân.
Chùa Cầu Hội An chứa đựng những giá trị kiến trúc đặc sắc. Là nơi giao thoa gặp gỡ của 3 nền văn hóa Việt – Nhật – Hoa. Với những nét đẹp của Chùa Cầu Hội An – biểu tượng văn hóa phố cổ xứng đáng để bạn đặt chân đến đây một lần trong đời.