Hội quán Phúc Kiến – nét đẹp văn hóa phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An nổi tiếng với những di tích vẩn còn nguyên vẹn qua hàng trăm năm. Các di tích này thể hiện đậm nét văn hóa của ba cộng đồng người Việt, Hoa , Nhật cùng sinh sống tại Hội An. Hội quán Phúc Kiến là hội quán đẹp nhất của người Hoa tại Hội An. Cùng hoiantrip.org tìm hiểu qua bài viết hội quán Phúc Kiến – nét đẹp văn hóa phố cổ Hội An này nhé.

1. VỊ TRÍ HỘI QUÁN PHÚC KIẾN

Vị trí hội quán Phúc Kiến tại Hội An

Hội quán Phúc Kiến hiện đang nằm tại số 46 Trần Phú, phương Minh An, Tp Hội An. Hội quán được nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống và tạo dựng vào năm 1690. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời. Những nét chạm trổ rất tinh xảo, đây cũng là di tích mang ý nghĩa quan trọng trong lịch sử.

2. HỘI QUÁN PHÚC KIẾN ĐƯỢC THÀNH LẬP NHƯ THẾ NÀO?

Vào năm 1649, nhà Minh tại Trung Hoa suy tàn và bị diệt vong. Nhà Thanh lên thay thế. Vẩn còn một số người theo nhà Minh không phục nhà Thanh. Vì vậy họ đã vượt biển trên những con tàu để đến Hội An. Trong chuyến đi này, có rất nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Nên khi đến được Hội An, nhưng người này xem như được cứu nhờ những vị thần linh che chở. Để thể hiện lòng thành kính tri ân của mình, họ lập ra những hội quán, chùa. Rất nhiều hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông, Gia Ứng được thành lập.

Mô hình chiếc tàu chở người Hoa tại hội quán Phúc Kiến Hội An

Hiện nay, bên trong hội quán Phúc Kiến có một bức tranh tường rất lớn. Trên tranh vẽ một chiếc tàu lênh đênh ngoài biển trước gió to, sóng lớn. Trên trời là hình ảnh Thiên Hậu Thánh Mẫu độ trì cho con tàu tai qua nạn khỏi. Họ còn thờ một mô hình chiếc tàu ngày xưa. Trên tàu có đầy đủ các chi tiết chổ ở, gian bếp.

Tìm hiểu thêm: làng rau trà quếlàng gốm thanh hàchùa cầu hội an.

3. THAM QUAN HỘI QUÁN PHÚC KIẾN

Hội quán Phúc Kiến hay còn gọi là Chùa Kim An. Là hội quán hoành tráng nhất trong số 5 hội quán của người Hoa Kiều tại Hội An. Nổi tiếng với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm và mang kiến trúc đặc sắc của Trung Hoa. Nơi đây thờ bà Thiện Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái và các vị tổ tiên của người Phúc kiện khi đến sinh sống Hội An.

Tham quan hội quán Phúc Kiến ở Hội An

Khi đặt chân qua cổng tam quan bằng đá để bước hội quán. Ngay sau cổng tam quan là sân vườn. Với những pho tượng, cây bon sai và đài phun nước được chạm khắc rồng tinh xảo. Bước chầm chậm và chiêm ngưỡng những họa tiết muông thú trên những bức họa bích, hình chạm trổ cũng như các tác phẩm nghệ thuật khắp khuôn viên. Mỗi linh vật trong những tác phẩm này đều có một ý nghĩa riêng.

Thưởng thức những bức tranh, họa bích với đề tài chính là thần thoại và lịch sử vùng Phúc Kiến. Bạn sẽ phải trầm trồ trước phong cách kiến trúc sặc sỡ, những họa tiết trang trí và chạm khắc cầu kỳ này.

Bên trong hội quán Phúc Kiến Hội An

Chính điện hội quán thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác. Bên trong khuôn viên hội quán còn có tượng của những người đứng đầu 6 gia tộc Phúc Kiến. Những gia tộc này đã góp công xây dựng hội quán vào cuối thế kỷ 17.

Vào những ngày như Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … hằng năm, tại hội quán Phúc Kiến diễn ra các hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hy vọng qua bài viết hội quán Phúc Kiến – nét đẹp văn hóa phố cổ Hội An có thể giúp du khách hiểu hơn về các di tích lâu đời tại Hội An. Hiện hội quán Phúc Kiến mở cửa từ sáng sớm cho đến chiều tối mỗi ngày. Vì vậy bạn có thể ghé thăm bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian này khi du lịch Hội An.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Cùng Chủ Đề