Giải mã bí ẩn lời nguyền truyền kiếp tại các điểm du lịch Huế

Nếu ai đó nhận xét về Huế với vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy như “bức tranh sơn thủy” hữu tình thì đó chỉ là cái nhìn về “bề nổi”. Bởi ẩn chứa bên trong vẻ đẹp ấy là rất nhiều bí ẩn về các câu chuyện xoay quanh lời nguyền linh thiên mà không ít du khách cảm thấy tò mò và muốn đi tìm lời giải đáp. Vậy sự thật về nguồn gốc của những lời nguyền ấy là gì? Hãy cùng chúng tôi dạo bước đến từng điểm du lịch để tìm hiểu sâu hơn nhé!

1. Bí ẩn về lời nguyền “oán tình nhân” ở chùa Thiên Mụ

Thiên Mụ được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và bề thế nhất Đàng trong thời nhà Nguyễn. Nơi đây hội tụ nét uy nghi, thanh tịnh và cổ kính, nằm nép mình bên bờ sông Hương thơ mộng. Thế nhưng, bên trong vẻ đẹp ấy lại ẩn chứa một câu chuyện kỳ bí xoay quanh lời nguyền mà dân gian vẫn tương đồn là “oán tình duyên”. Cho đến ngày nay vẫn chưa có một căn cứ cụ thể nào để giải đáp về độ thực hư của lời nguyền ấy.

giải mã lời nguyên truyền kiếp địa điểm chùa thiên mụ huế

Hình 1 – Chùa Thiên Mụ nơi có lời nguyền “oán tình nhân”

Chuyện kể rằng: Có một cô tiểu thư con viên quan triều đình và một chàng trai nghèo khó đem lòng yêu nhau giữa cái xã hội còn chìm trong nguyên tắc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” và “môn đăng hộ đối”. Tình yêu của họ trở thành sự “vụng trộm” khi không được sự chấp thuận của gia đình vị viên quan nọ. Vì quá đau khổ nên đôi trai gái đã cùng tìm đến bờ sông Hương tự vẫn với lời thề hẹn “sống không được cùng nhau thì nguyện thác sẽ bên nhau mãi mãi”.

Nhưng trớ trêu thay, sau cuộc thề hẹn sống chết ấy thì chàng trai đã ra đi vĩnh viễn, còn cô gái lại may mắn sống sót. Một thời gian sau, cô gái được ép gả cho một vị quan thẩm giàu có trong triều và sống một cuộc đời vinh hoa phú quý. Oan hồn chàng trai chờ người yêu mình mòn mỏi không thấy, vì quá đau khổ nên chàng trai đã lang bạt đến đỉnh chùa Thiên Mụ và đặt lời nguyền rằng: “hễ ai đang yêu nhau mà đến đây thì ắt sẽ đứt dây tơ” và “những ai đang cô đơn lẻ bóng đến đây để thành tâm cầu duyên thì sẽ có được mối lương duyên như ý”. Từ đó về sau dân gian xem đó là lời nguyền “oán nhân duyên”.

điểm du lịch chùa thiên mụ bờ bắc huế

Hình 2 – Một góc chùa Thiên Mụ bên sông Hương thơ mộng

Chính câu chuyện huyền bí ấy đã khiến cho chùa Thiên Mụ trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn du khách đến để tham quan và khám phá. Mặt khác, lại có nhiều ý kiến cho rằng: vì không ít các đôi trai gái xem chùa là nơi hẹn hò, nên việc đặt ra lời nguyền cũng chính là hình thức giảm bớt tình trạng này và giữ được nét tôn nghiêm cho ngôi chùa.

Chùa Thiên Mụ không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi thư giãn, ngắm cảnh, thiền tâm lý tưởng. Trong chùa còn có một cái chuông khá lớn, có độ vang xa, cao vun vút thấu đến tận lòng người. Chùa sở hữu những cổ vật quý giá về mặt lịch sử như: tượng phật, hộ pháp, câu đối cổ,… đến với chùa Thiên Mụ chính là cơ hội để bạn có thể khám phá lịch sử và nghe những câu chuyện huyền bí hấp dẫn.

Đến chùa Thiên Mụ thì cầu gì? Đây được tương truyền là ngôi chùa nổi tiếng linh thiên ở Huế. Vì thế ngoài việc cầu mong an bình và sức khỏe thì bạn cũng có thể “cầu duyên” để gặp may mắn trong tình yêu của mình.

2. Lăng tẩm vua chúa và những lời nguyền về kho báu

Thực hư về kho báu và lời nguyền của vua Tự Đức

Huế nổi danh với hàng loạt lăng tẩm nổi tiếng, thu hút khá đông du khách đến đây tham quan và chiêm ngưỡng. Không chỉ đơn thuần là những công trình kiến trúc độc đáo mà nơi đây còn ẩn chứa lời nguyền kho báu bí ẩn.

lời nguyền ở lăng tự đức điểm du lịch nổi tiếng ở huế
giải mã lời nguyền ở lăng tự đức huế

Hình 3 – Lăng Tự Đức – Nơi ẩn chứa lời nguyền về khó báu

Theo lời của một cụ già từng sống rất gần với triều đại vua chúa ở đó kể rằng: Vua Tự Đức khi qua đời đã để lại tài sản là 9 rương vàng và trang sức quý giá. Ông đã cẩn thận cất dấu và không quên đặt lên đó lời nguyền rằng: “những ai tìm thấy kho báu này mà không hành việc thiện, giúp đỡ người nghèo khó thì sẽ gặp vận hạn, cuộc đời xui xẻo, tiền mất tật mang,…”.

điểm du lịch nổi tiếng lăng tự đức huế nét đẹp thu hút
không gian phía trước lăng tự đức điểm đến nổi tiếng huế

Nhưng một ý kiến khác thì lại cho rằng: lời nguyền chỉ là cái “áo giáp” để những kẻ có lòng tham khi khai quật được số kho báu sẽ không làm việc ác mà đi giúp đỡ những người nghèo khó. Vấn đề thực hư xoay quanh lời đồn ấy cho đến nay vẫn chưa thể chứng minh được.

toàn bộ sơ đồ khung cảnh lăng tự đức nhìn từ trên cao

Những lăng tẩm danh tiếng ở Thành Phố Huế

Lăng Gia Long: Được xây dựng từ năm 1814 đến 1820, nằm trong quân thể núi Thiên Thọ của xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Lăng Gia Long có quy mô khá đồ sộ, được xây dựng theo thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Nằm dọc theo sông Hương và được xem là một trong những bức tranh kiến trúc nổi bật giữa thiên nhiên.

địa điểm du lịch lăng gia long
kiến trúc độc đáo lăng gia long điểm du lịch nổi tiếng ở huế
du lịch văn hóa lăng gia long huế

Hình 4 – Lăng Gia Long – công trình kiến trúc độc đáo ở Huế

Theo lịch sử ghi chép lại:

Vua Gia Long là hoàng đế đã táng mộ mình và mộ vợ ở cạnh nhau. Khi Thừa Thiên Cao Hoàng hậu ra đi vào năm 1814, nhà vua rất đau đớn. Ông đã đích thân chỉ huy công trình xây dựng lăng tẩm này, và bị một tai nạn suýt chết. 6 năm xây dựng, để năm 1820 khi ngài nằm xuống. Mộ của ngài và mộ của vợ được ở cạnh nhau. 

ngôi mộ của vua minh mạng cùng vợ tại địa điểm lăng minh mạng huế

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu có tên húy là Lan, bà đã đợi ông từ Xiêm La trở về. Khi vua chiếm được Gia Định, rước bà về từ đảo Phú Quốc. Từ đó về sau, bà quyết không rời xa ông nữa. Trên chiến trường tên bay đạn lạc, mưa máu và bẩn thỉu. Bà vẫn ra chiến trường cùng với vua, động viên, tâm sự. Hình ảnh Gia Long – Thừa Thiên sau này được ví như nàng Ngu Cơ luôn ở bên Hạng Vũ đời Hán vậy. Giữa bôn ba ấy, bà không chỉ là cột trụ tinh thần cho Gia Long. Mà còn tự tay dệt nhung phục cho quân sĩ. Trong một trận đánh, quân Gia Định thất thế. Chính bà, cầm trống thúc quân khiến tướng sĩ phấn chấn mà đánh bại địch.

Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước. Năm 1806, bà được phong tước hoàng hậu. Năm ấy, bà đã 44 tuổi. Gần nửa đời người bôn ba, vào sinh ra tử với người đàn ông của đời mình. Đến lúc đó, bà mới được an ủi. Có một câu chuyện nhỏ. Hôm đó, vua hỏi bà thỏi vàng năm nào. Bà đem vàng ra trình lên. Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thỏi vàng và bảo rằng: “Vàng này mà còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để dành về sau cho con cháu biết”.Thỏi vàng ấy, sau này được Minh Mạng cho thờ ở Điện Phụng Tiên.

Lăng Minh Mạng: Nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, lăng Minh Mạng được xây dựng năm 1840 – 1843, rộng 26 ha với 3 cửa chính. Bên trong Đại Hồng Môn có sân chầu, hai bên là tượng tạc hình bá quan văn võ và ngựa đá. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của nhà Nguyễn.

Lăng Thiệu Trị: Lăng nằm trên núi Thuận Đạo thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Được xây dựng trong vòng 10 tháng, có khung cảnh khá thanh bình giữa chốn đồng quê và xung quanh là vườn cây ăn trái thơm mát.

điểm du lịch nổi tiếng lăng thiệu trị huế

Hình 5 – Lăng Thiệu Trị – Khung cảnh yên bình gần gũi với thiên nhiên

Lăng Đồng Khánh: Nằm ở thôn Thượng Hải, xã Xuân Thủy, lăng Đồng Khánh được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống pha lẫn Tây Âu. Bên trong của lăng phần lớn được thiết kế theo hướng Âu hóa, cách trang trí hết sức dân giã.

Lăng Dục Đức: Tọa lạc tại phường An Cựu, Huế, Lăng Dục Đức là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng đơn giản, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai làm hậu chẩm và dòng khe chảy qua trước mặt là tụ thủy.

điểm du lịch nổi tiếng lăng vua dục đức huế
kiến trúc độc đáo lăng dục đức huế

Hình 6 – Lăng Dục Đức – kiến trúc đơn giản và khiêm tốn

Lăng Tự Đức: Lăng Tự Đức nằm ở thung lũng tuyệt đẹp thuộc Thượng Ba, xã Thủy Xuân. Lăng được xây dựng từ năm 1864 -1867, là một công trình khá hiện đại xây theo hướng lãng mạn và thoáng đạt, đường nét kiến trúc tinh tế và khá mềm mại.

Lăng Khải Định: Tọa lạc tại núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, lăng Khải Định được xem là công trình duy nhất pha lẫn giữa phong cách Đông và Tây. Không chỉ có thế, nơi đây còn nổi tiếng với 3 bức họa cổ “cửu long ẩn vân” rất hoàng tráng và có giá trị.

3. Lời nguyền trên đền Huyền Trân

Huyền Trân công chúa là con gái của vua Trần Nhân Tông. Vào mùa hạ năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa hôn của vua cha Trần Nhân Tông, Huyền Trân Công chúa đã gạt tình riêng để sang Chiêm Thành, nên duyên với nhà vua Chế Mân. Giao ước sính lễ chính là vùng đất của hai châu Ô, châu Lý – vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam – đã sáp nhập vào nước Đại Việt.

đền huyền trân công chúa huế

Hình 7 – Đền thờ công chúa Huyền Trân ở Huế

Sau khi qua đời, để tưởng nhớ công lao hi sinh để mở mang bờ cõi đất nước ta, nhân dân đã lập đền thờ có tên là “Đền thờ Huyền Trân”, nơi đây còn được lưu truyền với lời nguyền khá linh thiêng rằng: “Các cặp đôi nam nữ yêu nhau cùng đạp xe đạp đến leo lên mấy bậc thang đến đỉnh của ngôi đền và thành tâm cùng nhau đánh chuông 3 hồi tiếng sẽ ở bên nhau trọn đời”. Chính vì lời nguyền ấy mà không ít đôi trai gái đã tìm đến đây để mong cầu hành phúc lứa đôi.

Bên cạnh việc tìm hiểu về những lời nguyền bí ẩn thì bạn có thể ghé qua những địa điểm mới ở Huế như: nhà máy bia Carlsberg Việt Nam, Công viên Ba Tháng Hai, Khu du lịch sinh thái Pârle A Lưới,… đây cũng là những nơi “mới toanh” để bạn có thể trải nghiệm.

Huế không đơn thuần mang vẻ đẹp cổ kính, mộng mị mà còn ẩn chứa vô vàn điều huyền bí, đặc biệt là những lời nguyền. Vì thế một chuyến du lịch Huế dài hạn chính là có hội để bạn có thể trải nghiệm thỏa thích mọi cảm giác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Cùng Chủ Đề