Thái Lan là điểm đến du lịch yêu thích của rất nhiều du khách Việt. Nổi tiếng với những ngôi chùa vàng, những món ăn ngon,… Thái Lan còn được biết đến với những lễ hội đặc sắc, đặc biệt là lễ hội Songkran. Cùng hoiantrip tìm hiểu thông tin về lễ hội Songkran – tết té nước của Thái Lan có gì thú vị nhé.
1. Songkran là gì?
Songkran là lễ hội nổi tiếng nhất Thái Lan, là Tết mừng năm mới của người Thái (Lào, Cam, Miến…). Một sự kiện quan trọng trong lịch Phật giáo, lễ hội té nước này đánh dấu sự khởi đầu của năm mới truyền thống của Thái Lan. Cái tên Songkran xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là “biến đổi”, do Thái Lan dùng lịch theo sự chuyển dịch của hệ mặt trời, quan sát sự thay đổi của mặt trời để đánh dấu các mùa.
2. Lễ hội Songkran diễn ra khi nào?
Tết té nước, diễn ra vào tháng 4 hàng năm, từ ngày 13 đến ngày 15. Do năm nay trùng vào cuối tuần, nên chính phủ thêm 1 ngày nghỉ, vì thế Songkran 2019 diễn ra từ 12-16/4.
Có thể bạn quan tâm:
- Đi du lịch thái lan nên mua gì
- Các điểm du lịch ở bangkok thái lan
- Kinh nghiệm du lịch Thái Lan | Lưu ý cho chuyến đi đầu tiên
3. Songkran được tổ chức ở Thái Lan như thế nào?
Nước là một yếu tố quan trọng của Songkran, đặc biệt thời gian gần đây khi việc ‘tạt nước” đã trở thành “phần vui nhất” của lễ hội. Nếu bạn đến thăm Thái Lan trong thời gian này, hãy chuẩn bị để được ‘tạt nước”!
Người dân, nhất là giới trẻ, sẽ tập trung ở những điểm đầu phố, các khu trung tâm với xô nước, s.ú.n.g nước, bột… để tạt vào người đi đường.
Nhưng đây cũng là dịp để người dân trở về quê, sum vầy không khí gia đình, dành thời gian với người thân lớn tuổi. Phật tử cũng đến thăm các ngôi chùa vào dịp này, nơi nước được đổ vào tượng Phật hay tay của các nhà sư như một dấu hiệu của sự tôn trọng.
4. Điều gì xảy ra vào ngày đầu tiên của lễ hội?
Ngày đầu tiên của lễ hội thì có đám rước hình ảnh Đức Phật diễn ra trên khắp đất nước, có loa phát, một đoàn người với các nhà sư dẫn đầu. Người dân chuẩn bị vật phẩm, quỳ sẳn 2 bên đường để cúng dường. Lần đầu tiên nhìn cảnh này tôi thấy rất là ấn tượng.
Người dân cũng chuẩn bị cho sự khởi đầu năm mới bằng cách dọn dẹp nhà cửa. Quan trọng hơn, ngày đầu tiên của lễ hội là trò ném nước thực sự diễn ra, cần chuẩn bị “đối phó’ ngay từ đầu. Nhưng đây chưa phải là ngày đầu tiên của năm mới nha!
5. Kỷ niệm ngày cuối cùng của năm?
Lễ kỷ niệm “ngày cuối của năm cũ” diễn ra vào ngày 14/4 khi mặt trời di chuyển giữa cung Song Ngư và Bạch Dương. Bạn có thể quan sát một trong những nghi thức trang trọng hơn của Songkran vào ngày này, nhiều Phật tử đến chùa để xây dựng bảo tháp bằng cát.
6. Khi nào là ngày đầu tiên của năm mới đối với người Thái?
Ngày 15/4 nha mấy chế (nếu người Việt ăn Tết từ ngày đầu năm mới thì người Thái ăn từ những ngày cuối năm lận). Ngày Tết của người Thái cũng là ngày cuối cùng của lễ Songkran ở nhiều nơi trên đất nước. Lễ vật được để lại tại các chùa vào ngày này để rung chuông vào năm mới, với rất nhiều sự kiện khác cũng diễn ra.
Nếu bạn mong chờ cảnh Tết với đốt pháo, rồi xông nhà, múa lân… giống Tết của người Việt thì coi chừng thất vọng nhen!
7. Mọi người ăn mừng Songkran ở Bangkok như thế nào?
Thủ đô Thái Lan kỷ niệm với Lễ hội Bangkok Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 (2019 bắt đầu từ 12/4 nha). Lễ khai mạc chính thức được tổ chức tại Wat Pho, một trong những ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất ở Thái Lan. Nhiều hoạt động khác được tổ chức xung quanh đường Khao San, đây là một trong những con đường nổi tiếng nhất dành cho du khách ba lô. Các sự kiện trong lễ hội bao gồm té nước, nghi thức tắm tượng Phật. Khu Silom là đông đúc nhất cho việc ‘tạt nước”, tiếp theo là phía trước Central World và BigC thì ít người hơn.
8. Songkran có được tổ chức ở Chiang Mai không?
Chiang Mai là thành phố lớn ở phía bắc, cũng có tổ chức nhen, nhưng không to bằng Bangkok. Lễ hội ở đây thường tổ chức sớm hơn Bangkok 1 ngày, cũng có đám rước, diễu hành và tất nhiên là tạt nước nữa.
9. Điều gì xảy ra ở phố biển Phuket/Pattaya trong Songkran?
Cũng rất là náo nhiệt với nhiều hoạt động trong suốt Songkran, đặc biệt là ở khu vực Bãi biển Patong. Công viên Saphan Hin là trọng tâm chính của các lễ hội ở Phuket.
Riêng Pattaya thì lễ hội tạt nước thường diễn ra muộn hơn 2 ngày, nếu bạn tạt nước chưa đã ở Bangkok thì bắt bus xuống Pattaya tạt tiếp nhé.
10. Lễ hội chỉ dành cho người dân địa phương?
Songkran là một lễ hội cực kỳ quan trọng đối với người dân Thái, nhưng nó cũng rất phổ biến với du khách. Nếu bạn ra ngoài trong dịp này thì chuẩn bị tinh thần là bị ướt. Vì người ta quan niệm là nước gội rửa những phiền muộn và mang đến những điều tươi tốt. Đi chơi dịp này mà ghét bị ướt hoặc không bị ướt thì đó không phải là dấu hiệu của sự may mắn!
11. Lưu ý khi tham gia lễ hội Songkran
- Trang phục: Có thể mang theo dù (ô) để che nắng, vì dịp này rất nắng. Nhớ thoa kem chống nắng chống trôi, vì nước nắng nắng nước là đen như cá lóc nướng chui luôn. Mặc áo quần đơn giản để ướt xong… mau khô.
- Sức khỏe: Nhớ uống nước đầy đủ, vì người ướt nên quên uống nước, cơ thể bị mất nước sẽ bị cảm.
- Tại nạn: Đây là dịp mà tai nạn đường phố kinh khủng nhất với tỷ lệ tử vong cực kỳ cao. Hạn chế thuê xe gắn máy trong dịp này, khi đã uống rượu bia thì không lái xe dù uống rất ít cũng không (phạt rất nặng)
- Di chuyển/ lưu trú: Thời điểm này, du khách toàn thế giới tụ tập về, người dân cũng về quê… bến xe, xe khách chật kín người, khách sạn không còn chỗ trống nếu tìm thuê lúc này.
- Nơi nào đóng cửa? Các quầy bán thức ăn đường phố, quán ăn nhỏ lẻ… có thể đóng cửa vì người dân nghỉ ăn Tết hoặc về quê. Giới văn phòng, cơ quan nhà nước nghỉ. Nhưng các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, các điểm du lịch hoạt động bình thường, thậm chí là đông đúc và nhộn nhịp hơn. Chợ cuối tuần Chatuchak cũng hoạt động (điểm du lịch mà, nhưng không đông bằng ngày thường).
Với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về lễ hội Songkran nổi tiếng này của Thái Lan và có được những trải nghiệm thú vị khi tham gia nhé.
Nguồn: Group Du Lịch Thái Lan