Giới thiệu – phố cổ Hội An có gì? – hội tụ tinh hoa truyền thống

Nằm ven bờ sông Hoài, một đô thương cảng đã từng sầm uất với cái tên Faifo nay là đô thị cổ Hội An. Nổi tiếng với khu phố cổ vẩn còn nguyên vẹn những di tích kiến trúc, những món ăn truyền thống. Hội An trở thành một trong những điểm đến du lịch của các du khách trong và ngoài nước.

Phố cổ Hội An - nơi hội tu tinh hoa truyền thống

Đến với Phố cổ Hội An – hội tụ tinh hoa truyền thống. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng từ những di tích cổ xưa từ phố xá, nhà cửa, đình, chùa,… Thưởng thức những món ăn với hương vị truyền thống độc đáo, đến tâm hồn con người nơi đây. Bạn còn được đắm chìm vào những làng nghề truyền thống xa xưa như: làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều…

1. PHỐ CỔ HỘI AN – HỘI TỤ TINH HOA TRUYỀN THỐNG

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, là thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Từng là một thương cảng quốc tế sầm uất với những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và cả Phương Tây trong những năm của thế kỷ 17 và 18. Đến thế kỷ 19, do giao thông đường thủy không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái. Nhờ vào những giá trị kiến trúc và văn hóa được lưu giữ sau hai cuộc chiến tranh. Phố cổ Hội An dần được giới học giả và du khách chú ý đến kể từ thập niên 1980.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An hiện nay vẩn giữ lại nguyên vẹn hơn 1360 di tích lịch sử tồn tại sau bao thăng trầm với thời gian. Cùng tìm hiểu về những tinh hoa truyền thống đang hội tụ bên trong phố cổ Hội An.

1.1. Kiến trúc truyền thống

Nhắc đến phố cổ Hội An thì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến khu phố cổ với những di tích được xây dựng theo kiến trúc truyền thống trải qua hàng trăm năm. Mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử. Tuy nhiên, Hội An vẩn giữ được nguyên vẹn những nét đẹp cổ xưa trầm mặc với mái ngói âm dương phủ kín màu rêu phong, những viên gạch, hàng cây,…

Những ngôi nhà tại phố Hội thường mang lối kiến trúc hình ống với chiều ngang hẹp, chiều sau dài. Hai bên của ngôi nhà là tường gạch với khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian. Vì khí hậu khắc nghiệt, nơi đây hằng năm phải đón nhân hơn chục cơn bão. Chính vì vậy mà những vật liệu như gỗ, gạch phải là tốt nhất có thể chịu lực và độ bên cao mới được sử dụng.

Mái ngói âm dương rêu phong tại Hội An

Cách bày trí trong mỗi căn nhà ở Hội An luôn đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên. Phần sân trời của nhà được lát đá, trang trí những bể nước với hòn non bộ, canh cảnh. Với lối kiến trúc truyền thống độc đáo này đã tạo nên một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh nắng cho căn nhà. Du khách khi đến đây sẽ mang lại cảm giác như được hòa vào làm một vơi thiên nhiên.

Những con đường trong khu phố cổ được lát những viên gạch vuông trông giống như những bàn cơ. Chúng uốn lượn, ôm trọn những ngôi nhà vào trong. Khi đặt chân trên những con phố nhỏ xinh này, bạn sẽ bắt gặp không ít các quán ăn ven đường với những món ăn ngon mà bạn không thể bỏ lỡ. Bên cạnh đấy, du khách cũng sẽ thấy được một phần cuộc sống hằng ngày của con người nơi đây.

1.2. Chùa Cầu – di tích tiêu biểu

Là di tích tiêu biểu, Chùa Cầu còn là biểu tượng của Hội An. Chùa Cầu được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16 với kiểu kiến trúc độc đáo. Hiện Chùa Cầu nằm tiếp giáp giữa đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Bắt ngang qua con lạch thông ra sông Hoài. Chùa Cầu cong cong ván gỗ dài 18m với mái ngói âm dương hướng mặt về phía sông Thu Bồn.

Chùa Cầu biểu tượng phố cổ Hội An

Khi đặt chân đến cầu, tại của chính của cầu có đề ba chữ Hán “Lai Viễn Kiều” có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Bên trong cầu có một ngôi miếu nhỏ thời Thần Bắc Đế Trấn Vũ. Với mong muốn trấn trị phong ba, lũ lụt mang lại niềm vui, hạng phúc cho mọi người. Ở hai đầu cầu đều có tượng thú đứng chầu, một là tượng chó, một là tượng khỉ.

Trải qua nhiều lần trùng tu, Chùa Cầu Hội An vẩn giữ được nét đẹp độc đáo trong kiến trúc. Chính vì thế mà được chọn trở thành biểu tượng của Phố cổ Hội An.

2. ĐẶC SẢN HỘI AN

Hội An có rất nhiều món ăn vặt như bánh đập hến xào, chè bắp, chè đậu ván, bánh mỳ, thịt nướng, tào phớ, bánh bèo,… Các du khách có thể thoải mái thưởng thức chúng tại các của hàng, gánh hàng rong trong phố cổ.

Mì Quảng Cao Lầu Hội An

Tuy nhiên bạn cũng không thể bỏ qua những tô Mì Quảng, Cao Lầu nổi tiếng của Hội An. Có rất nhiều nơi mà bạn có thể tìm thấy những món này trong Phố cổ Hội An. Ngoài ra, cơm gà cũng là một trong những món ăn ngon được rất nhiều thực khách hài lòng trong làng ẩm thực Hội An.

Bên cạnh các món ăn ngon ở Hội An thì đèn lồng cũng được coi là đặc sản nơi này. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng trên các con phố, trong những của hàng, ngôi nhà. Với đủ hình dáng khác nhau, màu sắc của chúng lại vô cùng sặc sỡ. Về đêm, những chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng làm cho Hội An trở nên thật lộng lẫy. Ngoài ra, bạn còn có thể chèo thuyền ra giữa sông Hoài. Từ đây, nhẹ nhàng thả từng chiếc đèn hoa đăng và cầu nguyện những điều bình an nữa đấy.

Đèn lồng Hội An - đặc sản phố cổ Hội An

2.1. Địa chỉ thưởng thức các món ăn đặc sản Hội An

2.1.1. Cơm gà

  • Cơm gà nhà hàng Trung Bắc (Nhà hàng này nghe nói rất lâu đời, lên đến hàng trăm tuổi) – 87 Trần Phú – cá nhân mình thấy không bằng cơm gà bà Buội hoặc bà Nga
  • Cơm gà bà Nga – 8 Phan Chu Trinh
  • Cơm gà bà Buội – 22 Phan Chu Trinh

2.1.2. Bánh mì: Đến Hội An không thể không ăn bánh mì

  • Bánh mì Phượng – 2B Phan Chu Trinh (nên mua buổi sáng vì buổi chiều khách du lịch xếp hàng dài rất lâu)
  • Bánh mì Madam Khánh – 115 Trần Cao Vân (Mình ăn cả 2 và đều thấy ngon vô cùng)
  • Bánh mì Bích – 57 Phan Chu Trinh (Độc đáo nhân Pate ăn không ngấy)
  • Bánh mì Bà Bứa – 117 Nguyễn Trường Tộ (Bánh mì kèm xôi, bánh chưng rán)
  • Bánh mì Phố Cổ – số 2 Lê Lợi (dùng thịt xá xíu mềm thay vì thịt nguội)

2.1.3. Cao lầu

  • Cao lầu Thanh – 26 Thái Phiên (vị vừa phải, sợi mì mềm, da heo chiên giòn)
  • Cao lầu Trung Bắc – 87 Trần Phú
  • Cao lầu Bà Bé – Nằm trong chợ trên đường Trần Phú

2.1.4. Thịt nướng

  • Thịt nướng cô Diệu – Cuối đường Trần Quý Cáp, cổng sau chợ Hội An
  • Thịt nướng công viên Kazik – trên đường Trần Phú

2.1.5. Các món ăn khác

  • Bánh xèo quán Giếng Bá Lễ
  • Cơm Việt Quán Hoài Linh – 520 Hai Bà Trưng (Cơm Việt và nhiều món đặc sản Hội An)
  • Bánh Bèo – Hoàng Văn Thụ và Đinh Tiên Hoàng (Các quán ở đây không ăn bằng thìa, hay dĩa mà sử dụng dao tre)
  • Hoành Thánh quán Vạn Lộc – 27 Trần Phú
  • Bánh Bao, Bánh Vạc Hoa Hồng Trắng – 533 Hai Bà Trưng
  • Bánh đập hến xào – 679 Hai Bà Trưng

3. 7 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI HỘI AN

3.1. Làng gốm Thanh Hà

Nơi đây được hình thành từ thế kỷ 19, khác với gốm Bát Tràng được làm từ đất sét trắng, gốm Thổ Hà Bắc Giang từ đất sét xanh thì gốm Thanh Hà được người người dân lấy lên từ đất sét dọc sông Thu Bồn. Đến đây nhà mình được tham quan từng hộ dân làm gốm từ khâu lọc đất sét cho đến nhào đất, nặn sản phẩm và nung sản phẩm, được trải nghiệm trực tiếp làm một sản phẩm của mình. Cuối hành trình còn được tặng 1 món đồ lưu niệm mang về. Nếu còn thời gian hãy tham quan Bảo Tàng Gốm của tư nhân ngay trong Làng Gốm nhé, trong này có rất nhiều điều thú vị.

Quy trình sản xuất gốm xứ Thanh Hà

Địa chỉ: Thuộc khối Nam Diêu, phường Thanh Hà, cách Phố cổ Hội An 3km về phía Tây- Nam.

Thời gian tham quan: 9h – 17h00 .

Giá vé: 35k/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí.

Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết hơn về làng gốm thanh hà trong bài viết khác của Hội An Trip: https://hagiangtrip.com/lang-gom-thanh-ha/

3.2. Làng nghề làm đèn lồng thủ công

Ở Hội An có tới 32 cơ sở làm và bán đèn lồng. Cho đến nay nghề làm đèn lồng ở Hội An đã đến 400 năm tuổi.

Có 2 cơ sở sau đây làm đèn lồng:

– Xưởng sản xuất đèn lồng Hà Linh:

Địa chỉ: 72 Trần Nhân Tông

SĐT: 0905.735019, 0914.162005

Giá tiền: 100k/người có thể tham gia làm lồng đèn cùng với những người thợ và mang những chiếc lồng đèn do chính tay mình làm về như món quà kỷ niệm.

– Xưởng sản xuất đèn lồng Huỳnh Văn Ba:

Địa chỉ: 54 Nguyễn Thị Minh Khai

SĐT: 0935.360197.

3.3. Làng lụa Hội An

Nhất định phải đến đây 1 lần trong đời, nơi đây mang lại trải nghiệm vô cùng thú vị, các bạn nhỏ được chiêm ngưỡng từng quá trình, công đoạn khác nhau, từ vườn dâu cổ thụ, nơi nuôi tằm nhả tơ, được ngắm những con tằm 1 ngày, 10 ngày, 18 ngày tuổi, được xem công đoạn nấu kén để lấy tơ, đến nơi nghệ nhân dệt vải, dệt lụa từ những sợi tơ óng ánh bên khung cửi và những sản phẩm hoàn chỉnh thành chiếc áo, chiếc khăn rực rỡ màu sắc. Kết thúc hành trình nhà mình còn được hướng dẫn cách phân biệt lụa tơ tằm thật và giả và được nhâm nhi cốc nước dâu tằm mát lịm.

Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành – sđt 05103 921 144

Thời gian tham quan: 9h – 16h30

Giá vé: 50k/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí. Nên gọi điện đặt chỗ trước để có hướng dẫn viên đi cùng nhé, lần này nhà mình được 1 em hướng dẫn viên tên Hoàng Thu Hường vô cùng nhiệt tình và mến khách đi cùng.

3.4. Làng rau Trà Quế

Được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế nên có không gian mát mẽ, trong lành, thiên thời địa lợi, rau Trà Quế không chỉ có vị thơm nồng đặc trưng mà đặc biệt là rau sạch được bón phân vô cơ từ chính những rong rêu vớt từ lòng sông chảy quanh làng. Đến đây nhà mình được ngắm hệ thống tưới rau rất hiện đại, được trải nghiệm làm nông dân, làm bánh tráng.

Giá vé tham quan làng rau trà quế

Địa chỉ: Cách biển An Bàng chỉ 1km và phố cổ Hội An 3km.

Thời gian: Bạn nên đến vào buổi chiều sẽ mát mẻ hơn và được trải nghiệm làm bánh tráng nữa.

Tìm hiểu thêm về làng rau nay trong bài viết: Thơm ngát Làng rau Trà Quế

3.5. Rừng dừa Bảy Mẫu

Nơi đây được ví như là “Nam bộ trong lòng phố cổ”. Cảm giác được ngồi thuyền thúng bồng bềnh trôi dưới bóng dừa mát rượi, lắng nghe tiếng xào xạc của những cành dừa rung trong gió, thật dễ chịu vô cùng. Tại đây nhà mình được trải nghiệm quăng lưới bắt cá, làm các món đồ xinh xinh thủ công bằng lá dừa non, được xem biểu diễn thuyền thúng và nhiều trải nghiệm thú vị khác nữa.

Rừng dừa Bảy Mẫu có gì thú vị

Địa chỉ: Cách biển An Bàng 7km và phố cổ Hội An 6km.

Thời gian: Nên đến vào buổi sáng tầm 10h sau đó nghỉ trưa và ăn uống tại Khu du lịch sinh thái Xứ Dừa – Tổ 2, Thôn Cồn Nhàn, Xã Cẩm Thanh – 0935005025. Khu này có chòi lá riêng biệt và có võng để nghỉ trưa, xung quang bao bởi rừng dừa và song nước rất mát mẻ, đồ ăn giá rẻ và ngon.

Chi tiết về rừng dừa Bảy Mẫu trong bài viết: https://hagiangtrip.com/rung-dua-bay-mau/

3.6. Làng mộc Kim Bồng

Là một trong những làng nghề truyền thống ở Hội An có tuổi đời lên tới 600 năm. Trong thời nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng nhất nhì với những tác phẩm mộc tinh xảo, độc đáo với từng con thuyền, nhà cửa. Kiến trúc tinh tế của từng ngôi nhà hay ngôi chùa ở phố cổ Hội An đều được thiết kế bởi bàn tay tài hoa của các thợ mộc Kim Bồng.

Địa chỉ: Đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, Xã Cẩm Kim, Hội An. Cách biển An Bàng 23km, cách Hội An 16km.

Thời gian: Vì làng Mộc hơi xa và nhiều trải nghiệm với khung cảnh làng quê yên bình nên có thể dành 1 ngày để thăm làng Mộc nếu bạn có thời gian.

3.7. Làng đúc đồng Phước Kiều

Có tuổi đời lên tới 400 năm, làng đúc đồng Phước Kiều không chỉ là làng nghề thông thường mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của Hội An. Đến thăm Phước Kiều, bạn sẽ thấy các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chiêng, phèng là,… và cả các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày như nồi niêu, xoong chảo, chén bát,…

Địa chỉ: Điện Phương Điện Bàn, cách biển An Bàng 15km, cách phố cổ Hội An 8km.

Thời gian: Cũng hơi xa nên có thể dành hơn nửa ngày tham quan làng đúc đồng Phước Kiều.

Phố cổ Hội An vẩn luôn giữ được những tinh hoa truyền thống trên từng con đường, góc phố, mái nhà, trong những con người hằng ngày làm việc chăm chỉ. Đến với Hội An, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp, gần gửi của người dân nơi phố cổ. Thưởng thức những món ăn ngon và hòa quyện với thiên nhiên tại đây.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Cùng Chủ Đề