Những ai đã tới với Hoàng Su Phì đây là một huyện nằm ở vùng cao tại biên giới phía Tây ở tỉnh Hà Giang chắc chắn sẽ không khỏi bất ngờ khi được nhìn tận mắt cảnh tượng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín đang uốn lượn bao quanh ở sườn núi như những nấc thang bắc lên trời vậy.
Cánh tượng ruộng bậc thang ở nơi này trông giống như một bức tranh tuyệt đẹp với khung cảnh đất trời và núi nón hung vĩ cứ ngỡ như đây là sự sắp đặt của tạo hóa. Nhưng không phải vậy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lại mang một giá trị lịch sử và nền văn hóa của người dân nơi đây là đó chính là thành quả lao động không biết mệt mỏi của người dân tộc sinh sống từ khi khai hoang cho tới bây giờ.
1. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Hà Giang bức tranh thiên nhiên hoàn hảo
Từ phía trung tâm của thành phố Hà Giang đi dọc theo quốc lộ 2 ở tỉnh lộ 177 khoảng chừng 100km là đến với huyện Hoàng Sy Phù nằm ở độ cao 1.500 mét tính từ mực nước biển, không khí ở tại đây luôn luôn trong lành và mát mẻ quanh năm, đây chính là một nhánh thuộc cao nguyên đá Đồng Văn với đất đai màu mỡ và không có đã tai mèo như ở Đồng Văn, Mèo Vạc. Mặc dù như thế nhưng địa hình ở Hoàng Su Phì cũng khá khó khăn hiển trở bị chia cắt bởi các dãy núi cao và trung bình thấp dần về hướng có hai con sông chảy qua địa bàn đó là sông Chảy và sông Bạc.
Ruộng bậc thang chính là cách thức canh tác ở trên đất đai dốc mà nhiều dân tộc khác cũng áp dung, do ở vị trí vùng cao và hiếm đất có thể canh tác nhất là trồng lúa nước người ta khắc phục bằng cách lựa chọn những sườn đồi, núi có đất màu mỡ rồi bạt tam cấp để tạo ra những khoảng đất bằng phẳng. Sau đó tùy thuộc vào ý định canh tác mà có thể để khô hay là dẫn nước từ trên đỉnh núi cao xuống.
Có thể bạn quan tâm:
- Du lịch Bắc Quang Hà Giang có gì
- Yên Minh Hà Giang: có gì, đặc sản, ăn gì
- Núi đôi Quản Bạ (núi Cô Tiên) – nét quyến rũ từ thiên nhiên
Hiện nay chưa có bất cứ tài liệu nào chính xác nhắc tới tuổi đời của ruộng bậc thang ở Tây Bắc, nhưng theo tính toàn tạm thời bậc thang ở Hoàng Su Phì có khoảng chừng 300 năm trước được khai phá kiến tạo và mở rộng bởi chính người dân tộc sinh sống ở tại Hoàng Su Phì và đã trở thành tuyệt tác của thiên nhiên do chính con người tạo nên. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì còn đánh dấu quá trình định canh định cư và mang tới cuộc sống ấm no hơn dành cho các hộ gia đình tại đây.
Tổng diện tích là 760ha, ruộng bạc thang Hoàng Su Phì tập trung nhiều ở tại Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty và nằm rải khắp 19 xã khác. Từ thung lũng hẹp cho tới những ngọn đồi núi thấp và đi ngược đến dốc núi cao cung đường để tới với thiên đường ruộng bạc thang ở Hoàng Su Phì chính là một thách thức không nhỏ dành cho các tài xế lái xe. Cũng có không ít người chọn cách di chuyển bằng xe máy để tới với Hoàng Su Phì có như thế họ mới cảm nhận được vẻ đẹp tinh túy nhất của khung cảnh thiên nhiên nơi đây.
Ở Hoàng Su Phì mùa lúa chín thường là từ tháng 9 cho tới tháng 10 trong năm. Khi ấy màu xanh của mạ non khi mới cấy khi nào giờ đã chuyển hết sang màu vàng rực rỡ. Từ trung tâm xã Bản Phùng du khách có thể nhìn bao quát ra khắp các hướng đâu đâu cũng thấy tầng tầng lớp lớp của những thửa ruộng bậc thang phủ một màu vàng kéo dài từ làng này tới làng khác từ đỉnh núi này đến đỉnh núi khác trải dài đến gần khe suối. Nhìn từ trên cao xuống các ruộng bậc thang chẳng khác nào như dải lụa đang tung bay đón gió.
Ruộng bậc thang chính là biểu tượng của sự sáng tạo và cần cù và kỹ năng canh tác ở trình độ cao của con người ở đây nhưng lịch sự hình thành nên ruộng bậc thang của từng dân tộc lại có sự khác nhau do quãng thời gian di cư và tập quán canh tác sản xuất đã tạo ra những điểm riêng biệt trên từng thửa ruộng.
Người Dao và người Nùng họ làm ruộng xen kẽ với các cánh rừng hoặc là có khi len lỏi mỗi nơi một tí nên họ thường đi khai hoang ở xa nhà. Còn người La Chí thì xung quanh nhà đều là ruộng đôi khi canh đó là vườn rau tận dụng toàn bộ không để trống chỗ nào. Chính bởi vậy mà đi từ trung tâm thành phố tới với Hoàng Su Phì sẽ nhìn thấy những đồng ruộng vàng lốm đốm ở trong rừng xanh tạo nên cảnh tượng thật thú vị.
Một điều khác nhau đấy chính là mùa khai phá ruộng của người Dao ở taj bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay khi vừa mới ăn tết xong, còn người La Chí bắt đầu khai ruộng vào mùa mưa tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Bên cạnh đó từng dân tộc sẽ có tín ngường nông nghiệp và lễ bái cầu mùa và mưa cơm mới khác nhau thể hiện nét văn hóa rất riêng.
2. Giữ gìn và phát triển ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Hà Giang
Ruộng bậc thang khó nhất chính là khi đi khai hoang tiếp đến là lúc chuẩn bị vào mùa vụ cấy việc làm cỏ đắt bờ cũng vất vả không kém, vì bở cao mùa mưa nhiều nước tràn dễ làm vỡ bở nên nhiều nơi họ phải kè đá đóng cọc. Nếu như không làm chắc chắn kiên cố khi vỡ bờ đất màu mỡ trôi đi hết thậm chí ruộng trên vỡ ở dưới cũng vỡ theo.
Xác định được tầm quan trọng của việc gìn giữ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì bởi đây chính là cách để cung cấp lương thực chính cho đồng bào dân tộc đang sinh sống tại đây và vừa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia các lãnh đạo tỉnh Hà Giang khẳng định là việc đầu tiên là phải quy hoạch ruộng bà con chỉ được phép khai thác trồng tiếp chứ không được thay đổi hoặc là phá bỏ.
Bên cạnh đó để nâng cao đời sống kinh tế của người dân huyện cũng đã tiến hành việc chuyển đổi loại lúa để mang tới năng suất cao hơn để đưa cho bà con tiến hành trông thử nghiệm nếu mang lại hiệu quả cao sẽ cho nhân rộng phổ biến hơn và áp dụng vào vụ lúa sau cùng với đó là các giống rau mùa vụ đông thể thâm canh theo từng múa giúp bà con làm giàu trên chính ruộng bậc thang.
Bên cạnh đó có thể nhận thấy rõ điểm mạnh của Hoàng Su Phì với cảnh quan độc đáo xung quanh ruộng bậc thang huyện đã tiến hành phát triển ưu thế du lịch theo hướng xã hội hóa hiu động các hộ gia đình và thành phần kinh tế tham gia.
Có nhiều biện pháp được ưu tiên để phát triển du lịch đã được triển khai như là khuyến khích các tổ chức được tham gia hoạt động du lịch như: Cho thuê nhà hàng, khách sạn thuộc huyện quản lý, đầu từ ngân sách hỗ trợ người dân làm vệ sinh, khôi phục lại các nghề thủ công truyền thống.
Bên cạnh đó huyện còn chủ trường hướng đến việc mở các chuyến di lịch, hoành thành cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực và quảng bá du lịch Hoàng Su Phì tới các nơi khác.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch huyện còn xây dựng nên nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng nằm ở những tuyến du lịch để tạo ra các chuối cùng các điểm liên kết với hy vọng có thể phát triển thêm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì để trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Cùng đi ngắm cảnh ruộng bậc thang do chính người dân tộc ở Hoàng Su Phì tạo ra để có cho mình những trải nghiệm thú vị nhất cùng với đó là chụp những bức ảnh về khung cảnh tuyệt đẹp tại nơi này nhé.