Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận năm nào?

Tràng An là khu du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình với hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất lên đến 250 triệu năm mang đến những hang động, thung lũng, sông ngòi hòa vào những di tích lịch sử tạo nên vùng non nước trữ tình hiếm thấy. Tràng An còn là di sản hỗn hợp của thế giới được UNESCO công nhận. Vậy quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận vào năm nào? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Tràng An được UNESCO công nhận năm nào?

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận vào ngày 23/06/2014 trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, là di sản kép hay di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam cũng là thứ 31 của thế giới.

Tràng An được UNESCO công nhận năm nào?

Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm các di tích thắng cảnh đặc biệt như khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, Cố đo Hoa Lư… Các di tích thắng cảnh này được liên kết qua khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Vị trí quần thể danh thắng Tràng An thuộc khu vực ranh giới giữa huyện Hoa Lư với các huyện Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Nơi đây nằm trên 12 xã là: Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Vân (Hoa Lư); Ninh Nhất, phường Tân Thành (Tp Ninh Bình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Bình, Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, Sơn Lai, (Nho Quan).

Tháp Karst của Tràng An với núi non hùng vĩ, hang động, sông nước, hệ thống thực vật phong phú cùng những kiến trúc đền, chùa, miếu tiêu biểu được đánh giá là đẹp và quyến rũ nhất thế giới. Du khách đến đây có thể tham quan lượng lớn các hang động bằng thuyền.

Quần thể danh thắng Tràng An cũng là minh chứng cho các gia đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa Karst trong mội trường khí hậu nhiệt đới ẩm. Trải qua các hoạt động địa chất liên tục trong hàng trăm triệu năm đã mang đến sự đa dạng địa chất địa mao nơi đây.

Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những vùng miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn này không phải do cơ chế lực cơ học mà chủ yếu là hóa học. Khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axit cacbonic – đây chính là thủ pham chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên được tạo ra từ quá trình phong hóa Karst là các hang động với các đá nhủ, măng đá, sông suối ngầm. Nguồn: wikipedia.

Tham khảo thêm một số thông tin về du lịch Ninh Bình:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Cùng Chủ Đề